Thương hiệu Bệnh viện Mắt Sài Gòn bị 'ăn theo' khắp nơi: Người bệnh dễ nhầm lẫn, thương hiệu uy tín bị đe dọa

Admin

Nhận diện nhầm chỉ vì một cái tên

Tại nhiều tỉnh thành như TP.HCM, Đồng Nai, Tiền Giang, Gia Lai…, không khó để bắt gặp các cơ sở khám mắt treo biển hiệu “Mắt Sài Gòn”. Đây là một thương hiệu đã gắn liền với uy tín trong lĩnh vực nhãn khoa nhiều năm qua. Tuy nhiên, theo phản ánh của người dân, không phải cơ sở nào cũng thuộc hệ thống chính thức do Tập đoàn Y khoa Sài Gòn quản lý.

mat5.jpgBảng hiệu và thương hiệu rõ ràng là dấu hiệu nhận diện quan trọng, giúp người dân tránh nhầm lẫn khi đi khám mắt.

Bà H. (Đồng Tháp) kể lại: “Tôi đi khám vì thấy bảng hiệu đề Mắt Sài Gòn, nghĩ là nơi mình từng đến. Nhưng sau khi khám, tôi mới thấy không giống cơ sở cũ. Kiểm tra lại mới biết là không liên quan gì đến hệ thống chính thức.”

Tình trạng nhầm lẫn không chỉ xuất phát từ bảng hiệu mà còn do công cụ tra cứu như Google Maps, hỏi thăm người dân địa phương… Nhiều trường hợp, người bệnh chỉ phát hiện “không đúng nơi” sau khi đã khám xong và cảm thấy bất an.

mat4.jpgBác sĩ đang kiểm tra thị lực cho người bệnh bằng máy soi đáy mắt tại một cơ sở thuộc hệ thống Mắt Sài Gòn.

Anh D. (Đà Lạt) cho biết: “Tôi khám xong mới kiểm tra lại thì thấy cơ sở không nằm trong danh sách bệnh viện chính thức của Mắt Sài Gòn. Cảm giác lúc đó khá lo lắng, vì không biết chất lượng thực sự ra sao.”

Mối nguy từ sự nhầm lẫn và khoảng trống pháp lý

Theo ông Huỳnh Lê Đức – Tổng Giám đốc Tập đoàn Y khoa Sài Gòn, hệ thống Bệnh viện Mắt Sài Gòn hiện có gần 20 cơ sở chính thức, được công bố minh bạch trên website www.matsaigon.com và tổng đài chăm sóc khách hàng. Doanh nghiệp cũng nhiều lần tiếp nhận phản ánh về việc người dân khám nhầm tại cơ sở “trùng tên”.

“Chúng tôi cam kết đồng bộ chất lượng trên toàn hệ thống và khuyến nghị người dân nên tra cứu kỹ thông tin qua kênh chính thức trước khi thăm khám”, ông Đức nhấn mạnh.

matsg1.jpgCơ sở Mắt Sài Gòn Ngô Gia Tự tại TP HCM

Tuy nhiên, ranh giới pháp lý lại đang bị bỏ ngỏ. Theo luật sư Lê Đức Thắng – Trưởng Văn phòng luật sư Lê và Đồng sự, hiện chưa có quy định đủ chặt chẽ về giới hạn trong đặt tên cơ sở y tế trùng hoặc tương tự với các thương hiệu lớn. Điều này vô tình đẩy trách nhiệm nhận diện thương hiệu về phía người dân - vốn luôn cần sự an tâm khi lựa chọn nơi khám chữa bệnh.

Theo các chuyên gia, việc đăng ký tên tương tự thương hiệu lớn không trái luật nếu đúng thủ tục. Nhưng trong ngành y tế là lĩnh vực gắn liền với sức khỏe và tính mạng con người – thì việc gây hiểu nhầm tên gọi cần được xem xét nghiêm túc. Bởi niềm tin người bệnh không phải thứ có thể đánh đổi bằng chiêu trò gắn bảng hiệu.

Theo vị luật sư, việc người bệnh rơi vào “mê trận tên gọi” là hồi chuông cảnh tỉnh cho cả ngành y tế lẫn cơ quan quản lý. Cần có cơ chế rõ ràng hơn trong công bố hệ thống thương hiệu chính thức, đồng thời siết chặt quản lý các trường hợp đặt tên gây hiểu nhầm, để bảo vệ quyền lợi người bệnh và thương hiệu chính thống.

Khi niềm tin trở thành rủi ro

Không thể phủ nhận, tâm lý người dân thường đặt niềm tin vào những thương hiệu đã quen thuộc. Vì vậy, khi một cái tên bị “ăn theo” một cách hợp pháp nhưng gây nhầm lẫn, người chịu thiệt lại chính là người bệnh.

mat2.jpgBác sĩ đang thực hiện phẫu thuật khúc xạ dưới hệ thống kính hiển vi chuyên dụng tại cơ sở chính thức của Bệnh viện Mắt Sài Gòn.

Điều quan trọng lúc này, theo các chuyên gia, là nâng cao khả năng tự tra cứu, xác minh thông tin. Người dân nên kiểm tra kỹ qua website chính thức, tổng đài hoặc hỏi rõ về giấy phép hoạt động, thông tin công khai trước khi sử dụng dịch vụ.

Một quyết định chính xác có thể giúp tránh rủi ro y tế, tiết kiệm chi phí, và hơn hết là bảo vệ quyền được chăm sóc sức khỏe từ đúng thương hiệu mà họ tin tưởng.